Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không, có bị khởi kiện?

Vay tiền qua thẻ tín dụng và chi tiêu nhưng đã mất khả năng chi trả, hiện tại đang bị nợ xấu. Khi rơi vào trường hợp này rất nhiều người đang lo lắng nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không? Để tìm hiểu rõ về quy định của pháp luật về vấn đề này. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về nợ xấu thẻ tín dụng.

Nợ xấu thẻ tín dụng là gì?

Nợ xấu thẻ tín dụng phát sinh từ những khoản vay đã chi tiêu từ thẻ Credit card (thẻ tín dụng). Đây là loại thẻ có chức năng giúp cho người dùng chi tiêu, thanh toán, rút tiền mặt,… mà không cần có tiền trong tài khoản.

Nợ xấu thẻ tín dụng có bị khởi kiện không

Đơn vị phát hành thẻ sẽ cấp hạn mức tín dụng phù hợp với khách hàng để sử dụng. Sau khi vay tiền từ thẻ, chủ thẻ phải có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ các tiền gốc và phí nếu có phát sinh vào ngày thanh toán. Nếu chậm thanh toán sau 45 ngày miễn phí thì sẽ phải chịu phí phạt và đưa vào danh sách nợ xấu tùy thuộc vào thời gian quá hạn.

Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không?

Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không? Câu trả lời là có bị truy tố trách nhiệm hình sự theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Nợ xấu thẻ tín dụng có bị khởi kiện không

Cụ thể về hình phạt như sau:

  • Phạt tù không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với người có hành vi chiếm đoạt tài sản từ 4 triệu đến dưới 50 triệu. Hoặc dưới 4 triệu đối với những người đã từng bị xử phạt về hành vi này.
  • Phạt từ từ 2 năm đến 7 năm nếu chiếm đoạt từ 50 đến dưới 200 triệu.
  • Phạt từ 5 – 12 năm nếu số tiền từ 200 đến 500 triệu.
  • Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu chiếm đoạt từ 500 triệu trở lên.

Như vậy có nghĩa là nếu có hành vi không trả nợ thẻ tín dụng với số tiền nợ 4.000.000 VND trở lên sẽ bị kiện ra tòa và bị đi tù.

Nhưng để lập hồ sơ khởi kiện, bên phát hành thẻ tín dụng phải áp dụng mức lãi suất 20%/năm theo đúng quy định. Nếu như thu lãi suất cao hơn mức cho phép sẽ không thể khởi kiện. Và thường những đơn vị nào thu lãi cao hơn 20%/năm thì sẽ không khởi kiện mà sẽ dùng các cách đòi nợ thông thường.

Không trả nợ thẻ tín dụng phải chịu hậu quả gì

Phải trả phí phạt quá hạn cao

Nếu dùng thẻ tín dụng nhưng không thanh toán đầy đủ tiền đúng hạn cho các tổ chức phát hành thẻ. Thì chủ thẻ sẽ phải chịu thêm phí phạt, tiền lãi theo đúng quy định đã cam kết trong hợp đồng.

Hiện nay các ngân hàng đang áp dụng thời gian miễn lãi thẻ tín dụng là 45 ngày. Sau thời gian miễn lãi này, nếu không thanh toán đầy đủ dư nợ tín dụng. Lãi suất và phí phạt sẽ bắt đầu được tính theo quy định.

Bị dính nợ xấu

Các khoản vay vốn hoặc vay tín dụng sẽ phát sinh nợ xấu nếu như không thanh toán nợ đúng thời hạn. Những khoản nợ này được gọi là nợ xấu, thông tin nợ xấu của bạn sẽ được lưu trữ trên CIC.

Một khi đã bị nợ xấu thì điểm tín dụng sẽ giảm và bị hạn chế khả năng vay vốn sau này. Khách hàng sẽ không thể đăng ký vay vốn ở các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

Ngân hàng gọi điện đòi nợ

Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ gọi điện, nhắn tin, gửi email,… mỗi ngày vào nhiều khung giờ khác nhau để nhắc nhở việc thanh toán tiền nợ. Thậm chí có một số đơn vị còn gọi điện cho bạn bè, người thân của người đang nợ để nhắc nhở việc trả tiền.

Nếu khách hàng cố tình không nghe máy, ngân hàng sẽ lập hồ sơ khởi kiện sau 36 tháng.

Kết luận

Nợ xấu thẻ tín dụng có bị truy tố không, đáp án là có. Nếu dư nợ thẻ tín dụng ở mức 4 triệu đồng trở lên thì sẽ bị khởi tố sau 36 tháng quá hạn. Vì vậy, cho dù có mất khả năng chi trả bạn cũng nên liên hệ với đơn vị phát hành thẻ để cơ cấu lại thời gian trả nợ.

Đăng bởi: Ruttienthetindungonline.com



source https://ruttienthetindungonline.com/no-xau-the-tin-dung-co-bi-truy-to-khong.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực Hư Tin Đồn Nhà Cái Jun88 Lừa Đảo Có Thật Không?

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng Vietcombank – Biểu phí 2020

Cập nhật phí thường niên thẻ tín dụng Citibank 2021